Lượt xem: 172

Bàn giải pháp phát triển ngành tôm Việt Nam theo hướng an toàn, bền vững

Sáng ngày 23/2, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2024. Đồng chí Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hội nghị. Cùng dự còn có đại diện các vụ, cục, viện trực thuộc Bộ; đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam; lãnh đạo UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương... Về phía tỉnh Sóc Trăng, dự hội nghị có đồng chí Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 


Đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu tham luận tại hội nghị

 

    Theo Cục Thủy sản, năm 2023, cả nước sản xuất được 10.094 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ; 20.000 con tôm sú bố mẹ phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bằng 90,1% so với năm 2022. Diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 737.000 ha, cơ bản không tăng so với năm 2022. Sản lượng tôm các loại ước đạt hơn 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,45 tỷ USD, Việt Nam đứng top 12 doanh nghiệp xuất khẩu chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2024, biến đổi khí hậu vẫn là vấn đề cần quan tâm giải quyết, việc sản xuất tôm thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là giải pháp cấp bách trong thời gian tới; chi phí đầu tư vào vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với các nước, Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn cạnh tranh về giá với các nước Ecuador và Ấn Độ. Dù vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ từ 10-15% vào năm 2024.

    Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp đã có nhiều tham luận, trao đổi, đánh giá kết quả sản xuất, những thuận lợi, khó khăn, thách thức của hoạt động sản xuất, nuôi tôm nước lợ và bàn các giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống, tôm thương phẩm; bảo vệ môi trường, xây dựng các vùng nuôi, cơ sở an toàn dịch bệnh. Nhất là các vấn đề về liên kết, chế biến tôm nhằm giảm giá thành sản xuất. Các địa phương cũng có kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, phục vụ phát triển ngành tôm...

    Phát biểu bế mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến ghi nhận và biểu dương các địa phương đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành các mục tiêu sản xuất và xuất khẩu tôm nước lợ trong năm qua. Để ngành tôm Việt Nam phát triển bền vững, trước mắt là đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024 (diện tích thả nuôi đạt 737.000 ha, sản lượng trên 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 4 - 4,3 tỷ USD), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương cần chú ý đến việc liên kết trong chuỗi sản phẩm từ giống, sản xuất đến tiêu thụ. Theo đó, các địa phương, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần chú ý đến việc xây dựng chất lượng nguồn giống đạt chất lượng cao để chủ động trong sản xuất và giảm chi phí trong quá trình nuôi và hạn chế dịch bệnh. Cùng với đó, cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển vùng nuôi, logistic, hướng đến sản xuất xanh, ít phát thải và ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng thủy sản…

Ngọc Thơ



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 75
  • Hôm nay: 1469
  • Trong tuần: 70,802
  • Tất cả: 11,864,829